Trong chuyến đến thăm chính thức Nhật Bản của thủ tướng nước ta Nguyễn Xuân Phúc, ngày 06/06/2017. Chuyến đi này Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Lao động – Y tế – Phúc lợi Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ mở rộng một số chế độ cho chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản (MOC).
Trong bản gi nhớ này điều làm cho nhiều lao động Việt đang ở Nhật Bản và các lao động đang muốn đi Nhật là: Kể từ ngày 01/11/2017 bản gi nhớ MOC có hiệu lực (đây chỉ là ngày có hiệu lực, còn áp dụng được đại trà vào thực tế phải từ 2018). Những trường hợp thực tập sinh Việt đang làm việc ở Nhật Bản được tăng kỳ hạn hợp đồng thêm 2 năm thành 5 năm ở tất cả các ngành nghề.
Chú ý: Hợp đồng lần 1 chỉ 3 năm, hết 3 năm nếu chủ gia hạn hợp đồng thêm 2 năm thì thành 5 năm. Nếu chủ cũ không gia hạn hợp đồng thì các bạn có thể tìm công ty khác hoặc nhờ tổ chức OTIT để họ tìm cty tiếp nhận khác ký hợp đồng lao động 2 năm. Nhưng hết 3 năm bắt buộc phải về nước trên 1 tháng rồi quay lại làm tiếp 2 năm.
Có nghĩa là hợp đồng lần 1 chỉ được phép ký 3 năm. Xem quy trình thực tập sinh kỹ năng mới của Nhật ở dưới.
Nghĩa là bạn đi bất kỳ đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản nào kề từ 01/11/2017 trở đi đều được gia hạn thêm 2 năm hoặc ký hợp đồng mới 2 năm. Thời gian làm việc tối đa là 5 năm (trước đây chỉ có đơn hàng xây dựng). Nhưng không được ở Nhật liên tục 5 năm. Hết 3 năm về hơn 1 tháng và quay lại làm thêm 2 năm. Tới đây thì câu hỏi như tiêu đề “Từ 2018 đi lao động Nhật Bản được ở lại 5 năm đúng không?” đã được trả lời rồi bạn nhé.
Đây quả là một tin vui cho những ai muốn sang Nhật và làm việc thêm 2 năm, bởi vì: Trước đây bạn đi hợp đồng 3 năm cũng mất khoảng 150 – 200 triệu. Giờ đi 5 năm cũng mất chỉ từng đấy tiền. Trước đây đi 3 năm sau khi trừ hết chi phí đi các bạn chỉ để ra được trung bình từ 400 – 600 triệu. Nhưng giờ hợp đồng 5 năm thì các bạn trung bình phải để ra được từ 800 – 1 tỷ.
Chú ý: Theo luật thì cty làm dịch vụ không được phép thu thêm bất kỳ khoản phí nào dưới mọi hình thức nếu lao động được ra hạn thêm hợp đồng hoặc được ký hợp đồng mới.
Ngoài ra bản gi nhớ MOC này còn tăng thêm các ngành nghề khác với chương trình thực tập sinh này. Trước đây đi lao động Nhật Bản chỉ được làm trong 66 ngành nghề, giờ thì tăng nên thành gần 100 ngành nghề khác nhau, trong đó có cả ngành chăm sóc sức khỏe (điều dưỡng viên).
Bộ LĐ-TB&XH cho biết thêm:
Tiếp theo thành công từ Chương trình thực tập sinh này, Việt Nam sẽ tiếp tục trao đổi thêm với phía Nhật Bản để hai bên cùng hợp tác đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ cao (nhân lực có bằng cao đẳng hay đại học). Tạo ra môi trường và điều kiện để cho bạn sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học được dễ dàng sang Nhật Bản làm việc theo diện kỹ thuật viên Nhật Bản.